Shop Bóng Bàn

Nguồn Gốc Môn Bóng Bàn – Bóng Bàn Bắt Nguồn Từ Đâu?

Lịch sử hình thành môn bóng bàn

Cuối thế kỷ 19, môn Quần vợt ở Anh tương đối phổ cập. Theo tư liệu ghi lại, một số sinh viên người Anh đã nghĩ ra cách thức mới từ môn Quần vợt, lấy bàn ăn làm bàn và sách làm lưới, dùng giấy bồi làm thành chiếc vợt hình thoi có cán để đánh quả bóng bằng cao su hay gỗ mềm. Cách tính điểm, bàn bóng lớn nhỏ, lưới cao hay thấp đều không có quy định thống nhất. Đó là một môn vui chơi ở trong phòng được lưu hành ở nước Anh và Châu Âu lúc đó.

nguồn gốc môn bóng bàn nguồn gốc môn bóng bàn - - Nguồn Gốc Môn Bóng Bàn – Bóng Bàn Bắt Nguồn Từ Đâu?
Nguồn Gốc Môn Bóng Bàn – Bóng Bàn Bắt Nguồn Từ Đâu?

Năm 1890, vận động viên chạy việt dã nổi tiếng của Anh là Giêm. Chibu mang từ Mỹ về các quả bóng làm bằng xen-luy-lô. Vì thế mới sản sinh ra môn “pingpong”.

Năm 1891 một thương nhân Anh xin đăng ký độc quyền bán bóng bàn. Mã số đăng ký là 19070.

Giữa năm 1902 – 1903, một lưu học sinh người Nhật ở Anh đem môn thể thao bóng bàn về Nhật Bản. Năm 1904, bóng bàn từ Nhật truyền vào Thượng Hải – Trung Quốc.

Từ năm 1905 – 1910, phong trào bóng bàn lại nhập vào Viên và Budapest ở Trung Âu, sau đó dần dần chuyển sang Bắc Phi. Lúc này, bóng bàn đã được mọi người ở nhiều nước trên thế giới tiếp nhận.

Do hình thức truyền bá bóng bàn lúc này mang hình thức giải trí vui chơi, nên cơ bản môn thể thao bóng bàn xuất xứ là từ giai đoạn vui chơi này.

Vậy bóng bàn xuất hiện lần đầu tiên ở nước nào?

Bóng bàn có nguồn gốc từ nước Anh, vốn là một trò giải trí sau giờ ăn tối của giới thượng lưu dưới thời Nữ hoàng Victoria của thập niên 1880.

lịch sử nguồn gốc môn bóng bàn nguồn gốc môn bóng bàn - - Nguồn Gốc Môn Bóng Bàn – Bóng Bàn Bắt Nguồn Từ Đâu?
Nguồn Gốc Môn Bóng Bàn – Giải đấu đầu tiên tại Anh

Môn bóng bàn gắn liên với tên tuổi Kỹ sư James Gibb. Từ năm 1889, ông đã cùng với những người trong gia đình dùng bàn ăn và những chiếc vợt bằng gỗ, quả bóng bằng lie để giải trí. Trò chơi này đã thu hút sự chú ý của công chúng nước Anh và Hãng Xenluloit (Celluloid) đã cùng tác giả hợp tác để sản xuất ra những quả bóng… Từ đó trò chơi đã có hiệu quả hơn. Việc sản xuất bóng bàn được thương mại hóa nhanh chóng và nó trở thành một môn thể thao được nhiều người ưa thích vì rẻ tiền mà tác dụng rèn luyện thì rất hiệu quả.

Những sự thay đổi nào về luật bóng bàn mới nhất?

Đến cuối năm 2000, ITTF đã thay đổi một vài luật thi đấu. Đầu tiên, quả bóng cũ, đường kính 38 mm, được chính thức thay thế bằng quả bóng 40 mm. Điều này làm mở rộng sức cản không khí của quả bóng và giảm tốc độ trận đấu. Vào thời điểm đó, các tay vợt bắt đầu mở rộng độ dày của lớp cao sau dưới cây vợt, làm cho trận đấu sẽ trở nên nhanh hơn, và rất khó có thể coi được trên TV. Thứ hai, ITTF thay đổi từ hệ thống ván đấu 21 điểm xuống 11. ITTF cũng đổi luật giao bóng để tránh việc vận động viện giấu bóng trong khi giao để kéo dài độ dài đường bóng, và cũng để giảm bớt sự phụ thuộc vào việc giao bóng.

SỰ PHÁT TRIỂN MÔN BÓNG BÀN

Không ngừng cải tiến dụng cụ.

Nghiên cứu quá trình phát triển môn bóng bàn có thể thấy rằng, cải cách và đổi mới dụng cụ bóng bàn đã là động lực phát triển trình độ kỹ thuật bóng bàn.

Năm 1937, có sự thay đổi về quy cách bàn bóng, từ chiều rộng 146,4cm tăng lên 152,5cm. Chiều cao của lưới từ 16,77cm hạ thấp xuống 15,25cm. Sự thay đổi này đã mở đường cho cách đánh tấn công của bóng bàn, do lưới thấp xuống nên dễ dàng vận dụng kỹ thuật tấn công.

Năm 1902, người Anh phát minh ra vợt cao su, giúp cho người chơi có khả năng tăng độ xoáy, dẫn đến cách đánh giật bóng, xoáy bóng, nhất là cách đánh bóng xoáy đã trở thành một cách đánh ưu thế của môn bóng bàn.

Năm 1950, người Áo phát minh ra vợt mút rồi sau đó người Nhật đã cách tân kỹ thuật loạt vợt mút này, phát minh ra lối đánh giật bóng, nâng cao uy lực của bóng xoáy và tốc độ phát bóng. Do vậy người Nhật đã đạt thành tích Kiệt xuất trong giải bóng bàn quốc tế lần thứ 19. Vợt mút và cách đánh tấn công giật bóng dài của Nhật Bản đã phá vỡ lối đánh bóng xoáy. Cũng chính vì điểm này mà người Nhật Bản đã thành công từ 24 lần đoạt giải vô địch.

Tiếp đó lại xuất hiện vợt mút gai, vợt mút úp người Trung Quốc đã kịp thời nhận thức ra tác dụng quan trọng của tốc độ trong bóng bàn. Về mặt kỹ thuật đã tham khảo kỹ thuật tấn công của người Nhật, từ khâu vợt mút gai đã tìm ra cơ sở vật chất duy trì kỹ thuật tấn công nhanh.

Do cách đánh của vợt mút nảy sinh ra uy lực, trong giải bóng bàn quốc tế lần thứ 20, vận động viên Dung Quốc Đoàn đã đoạt giải vô địch đầu tiên. Cách đánh vợt mút gần bàn tấn công nhanh từ sau những năm 60 đã khống chế được lối đánh giật bóng dài của Nhật Bản và cũng khống chế được lối đánh bóng xoáy của Châu Âu, trở thành lối đánh tiên tiến nhất lúc đó.

Sự xuất hiện của vợt mút úp làm nảy sinh kỹ thuật đánh cầu vồng, kỹ thuật tấn công xoáy mạnh làm mọi người chú ý. Sau khi người Thuỵ Điển đoạt giải vô địch đơn nam trong giải vô địch bóng bàn quốc tế lần thứ 30.

Cách đánh bóng vòng cung, vợt mút bắt đầu trở thành cách đánh có tính chất chủ lực của làng bóng bàn quốc tế.Cho đến nay lối đánh này vẫn là chủ lực và thống trị trong bóng bàn.

Xuất hiện tổ chức bóng bàn quốc tế.

Tháng 12 năm 1926, Hiệp Hội Bóng bàn Thế giới được thành lập ở Luân Đôn nước Anh. Tôn chỉ của Hiệp hội là: bảo vệ quy tắc hiện hàng của bóng bàn, xuất bản các chương trình luật thi đấu quốc tế và trao đổi liên hệ với các Hiệp Hội bạn.

Kỹ Thuật Tấn Công nguồn gốc môn bóng bàn - - Nguồn Gốc Môn Bóng Bàn – Bóng Bàn Bắt Nguồn Từ Đâu?
Một trận đấu giữa hai tay vợt già

Các công việc chủ yếu của Hiệp hội như: cứ 2 năm 1 lần giao cho một thành viên tổ chức giải vô địch bóng bàn quốc tế, đồng thời cùng với việc thi đấu là họp Đại hội đại biểu và Hội nghị khoa học.

Trog Đại hội đại biểu mỗi đại biểu không phân biệt lớn nhỏ đều bình đẳng và có quyền biểu quyết.

Hội nghị khoa học cùng tiến hành khi tổ chức giải bóng bàn quốc tế. Hội nghị nghe và thảo luận các bản báo cáo khoa học nghiên cứu về phát triển kỹ thuật môn bóng bàn.

Tu sửa quy tắc bóng bàn

Hiệp hội Bóng bàn quốc tế nhận định rằng, sức sống của môn bóng bàn mạnh hay yếu là ở tính chất theo dõi trận đấu.

Hiệp hội Bóng bàn quốc tế nhằm vào việc quá lạm dụng lối đánh bóng xoáy nên hạn chế thời gian thi đấu vì vậy đã chấm dứt “một lần giao bóng đánh nửa tiếng” như kiểu đánh maratong, đồng thời dùng cách thay đổi phát bóng để hạn chế hiện tượng thi đấu quá dài.

Hiệp hội còn không cho phép dùng vợt cùng màu sắc không tính năng của mút, đồng thời quy định các vợt đánh màu sắc hai mặt phải là đỏ và đen để đề phòng sự phát triển trong thi đấu sẽ có chiều hướng mang tính thần bí, ma thuật.

Để nâng cao hiệu quả truyền hình khi theo dõi thi đấu nên bàn bóng màu xanh lục đổi thành xanh lam, sân nhà màu đỏ, còn bóng thì màu trắng đổi thành màu vàng. Ngoài ra còn đổi thi đấu top nam 9 phải thắng 5 thành 5 séc thắng 3.

Năm 1998, Hiệp hội Bóng bàn còn quy định hạn chế sử dụng vợt mút úp để giảm khó khi đánh bóng trong thi đấu.

Gần đây Hiệp hội Bóng bàn quốc tế đang tích cực vận động dùng bóng lớn thay bóng nhỏ đang dùng. Trung Quốc đã tổ chức trận giao đấu quốc tế ở Tô Châu, các danh thủ các nước đã đánh thử kích thước bóng lớn hơn phát triển mục đích này là tăng thêm sự hấp dẫn thưởng thức của môn bóng bàn.

Bóng bàn gia nhập thế vận hội

Năm 1988 bóng bàn trở thành một môn thi đấu chính thức của phong trào Thế vận hội.

Vì vậy phong trào bóng bàn của các nước được coi trọng, đồng thời của thúc đẩy sự phát triển của môn bóng bàn thế giới.

Môn thi bóng bàn của Thế vận hội gồm 4 môn: đơn nam, đơn nữ, đôi nam, đôi nữ.

Tác giả bài viết: Anh Leo

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây